Bóng chuyền là môn thể thao được ưa thích và nhiều người tập luyện. Trong luật bóng chuyền khi thi đấu có rất nhiều quy định và thường xuyên được cập nhật. Ở bài viết này, WikiDanhGia sẽ giúp bạn cập nhật luật bóng chuyền mới nhất theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho quá trình thi đấu và tham gia chơi bộ môn này chuyên nghiệp hơn.
Mục lục bài viết
1. Quy định luật bóng chuyền về sân thi đấu
1.1. Kích thước và các đường, khu vực trên sân
Đúng theo tiêu chuẩn quy định của Liên đoàn Bóng chuyền Quốc tế (FIVB), tính từ mép ngoài của các đường biên, sân bóng chuyền phải có chiều dài 18m và rộng 9m. Quanh các cạnh của sân phải có khu vực mở rộng thêm ít nhất 3 mét.
Tổng diện tích sân bóng chuyền bao gồm các khu vực:
- Khu trước (khu tấn công): Kéo dài từ trục giữa sân đến mép sau đường tấn công mỗi bên sân.
- Khu phát bóng: Nằm sau đường biên ngang 9m, không tính đường biên ngang.
- Khu thay người: Được giới hạn bởi hai đường kéo dài của đường tấn công đến bàn thư ký.
- Khu khởi động: Góc sân của khu tự do, kích thước 3m x 3m.
- Khu phạt: Trên khoảng kéo dài của đường biên ngang thuộc khu tự do, sau ghế ngồi của mỗi đội cách 1,5m có 1 khu phạt kích thước 1m x 1m đặt được hai ghế giới hạn bằng các vạch đỏ rộng 5cm.
Bên cạnh đó, sân thi đấu bóng chuyền còn có thêm một không gian chơi tự do nằm ở phía trước của khu vực chơi. Chiều cao tính từ mặt sân phải đạt tối thiểu 7m. Khu vực chơi tự do không có vật cản.
Vạch kẻ sân có chiều rộng 5cm, màu phân biệt và sáng hơn màu sân. Sân thi đấu theo luật bóng chuyền bao gồm nhiều đường kẻ khác nhau, ý nghĩa các đường kẻ cụ thể như sau:
- Đường biên: Gồm đường biên dọc và đường biên ngang, mỗi loại có 2 đường biên để giới hạn phạm vi sân đấu.
- Đường giữa sân: Chia sân thi đấu thành 2 phần bằng nhau cho 2 đội, mỗi sân diện tích 9m x 9m. Đường giữa sân nằm ngay dưới lưới, nổi bởi trung điểm của 2 đường biên dọc.
- Đường tấn công: Song song với đường giữa sân, khoảng cách từ trục đường giữa sân đến mép sau đường tấn công là 3m. Khu vực này được gọi là khu vực tấn công.
1.2. Quy định về lưới và cột lưới
Lưới được căng ngang và nằm phía trên đường giữa sân. Hai đầu lưới ở trên đường biên dọc phải cao bằng nhau và không cao hơn chiều cao quy định 2cm. Chiều cao mép trên được quy định như sau:
- Đối với nam: 2,43m.
- Đối với nữ: 2,24m.
Theo luật thi đấu bóng chuyền thì lưới dùng trong thi đấu phải có màu đen, mắt lưới hình vuông với độ dài cạnh là 10cm. Chiều dài và chiều rộng của lưới lần lượt là 9,5 – 10m và 1m. Viền suốt mép trên lưới là một băng vải trắng gấp lại rộng 7cm. Hai đầu băng vải có một lỗ để luồn dây buộc vào cọc lưới. Viền suốt mép dưới lưới là một băng vải trắng gấp lại rộng 5cm, trong luồn qua một dây buộc giữ căng phần dưới của lưới vào hai cột.
Về cột lưới, nó sẽ được đặt bên ngoài phạm vi sân, cách đường biên dọc 0,5 – 1m và chiều cao có thể điều chỉnh linh hoạt, cao 2,55m. Cột lưới phải được lắp đặt cố định dưới đất, đảm bảo an toàn, bề mặt tròn và nhẵn.
2. Bóng dùng trong luật thi đấu bóng chuyền mới nhất
Quả bóng chuyền có hình cầu tròn, bên ngoài chất liệu da mềm/da tổng hợp đạt chuẩn FIVB, bên trong là cao su. Bóng có thể một màu hoặc kết hợp nhiều màu. Mỗi trận đấu sẽ dùng 3 quả bóng và 6 người có nhiệm vụ nhặt bóng ở các góc của sân tự do và sau trọng tài.
Tiêu chuẩn các thông số của bóng:
- Chu vi: 65 – 67cm.
- Trọng lượng: 260 – 280g.
- Áp lực trong: 0,30 đến 0,325 kg/cm2 (4,26 – 4,61psi), (294,3 – 318,82mbar hoặc hPa).
3. Luật thi đấu bóng chuyền đối với người tham gia chơi
3.1. Luật bóng chuyền quy định về thành phần đội thi đấu
Số người chơi cho một đội bóng chuyền thi đấu có tối đa gồm 12 vận động viên. Ngoài ra còn có 1 huấn luyện viên trưởng, 1 huấn luyện viên phó, 1 bác sĩ và 1 chăm sóc viên. Vào trận đấu chính thức, mỗi đội chỉ được ra sân 6 người chơi.
Danh sách cầu thủ được vào sân sẽ hiện lên bảng tỷ số. Ai giữ vị trí đội trưởng sẽ đeo băng trước ngực hoặc ở cánh tay áo, trước trận đấu phải được quy định rõ trong biên bản thi đấu. Thành phần đăng ký của đội không được thay đổi khi đã ký biên bản cam kết, chỉ người có tên trong danh sách mới được phép thi đấu.
3.2. Vị trí đội bóng theo luật bóng chuyền mới nhất
Theo luật bóng chuyền của Liên đoàn bóng chuyền Quóc tế thì những vận động viên chưa có tên trong danh sách thi đấu sẽ đứng/ngồi khu vực ghế hay khu khởi động được phân cho đội mình. Ghế để ngồi ở ngoài khu tự do, đặt tại vị trí 2 bên bàn thư ký. Bên cạnh đó, những người này có thể khởi động không bóng ở khu khởi động, hội ý ở khu tự do và chỉ được phép khởi động ở khu tự do khi nghỉ giữa hiệp.
Huấn luyện viên và những người khác của đội phải ngồi trên ghế nhưng có thể tạm thời rời chỗ.
3.3. Đồng phục thi đấu đạt chuẩn luật bóng chuyền
Đối với bất cứ môn thể thao nào không chỉ riêng bóng chuyền, người tham gia chơi hay thi đấu cũng cần phải được trang bị đầy đủ quần áo, giày thể thao, tất. Áo, quần đùi và tất của toàn đội phải đồng bộ, sạch sẽ và đồng màu. Có thể dùng thêm đệm khuỷu tay, đầu gối hay nẹp mắt cá chân.
Áo đúng tiêu chuẩn FIVB dùng cho thi đấu theo luật bóng chuyền mới nhất phải được đánh số chính giữa ở phía trước và phía sau để nhận diện cầu thủ. Số trước ngực phải cao ít nhất là 15cm, số sau lưng ít nhất là 20cm. Nét số phải rộng tối thiểu 2cm. Phạm vi số nằm trong khoảng từ 1 đến 1. Số áo của vận động viên cũng phải được in ở ống quần đùi bên phải. Số phải cao từ 4 – 6cm, nét số rộng ít nhất 1cm. Áo đội trưởng dưới số trước ngực phải có một vạch khác màu sắc 8 x 2cm.
Giày phải nhẹ, mềm, đế bằng cao su hay bằng da và không có đế gót, không sử dụng giày đế đen. Đồng thời, tuyệt đối không được mang theo đồ có khả năng gây thương tích. Kính có thể đeo nhưng phải tự chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự cố.
Người chơi ở vị trí Libero phải mặc trang phục khác với đồng đội của mình để nhận biết dễ hơn. Libero là vị trí chuyên phòng thủ, có phản xạ và độ nhanh nhẹn cao để đỡ bước một và cứu bóng cho toàn đội. Libero có thể thay thế được bất kì người chơi nào trong đội ở hàng sau mà không cần quyết định của trọng tài.
4. Thể thức thi đấu bóng chuyền hơi
Người tham gia trong trận đấu đóng vai trò là 1 vận động viên vì vậy cần tuân theo mọi quyết định mà trọng tài đã đưa ra. Nếu có những bất mãn, cần bình tĩnh và lịch sự, không nên tỏ thái độ hay bao che các lỗi mà thành viên đội mình phạm phải. Nếu muốn có một trận đấu công bằng, nhất định phải tôn trọng tất cả mọi người, bao gồm cả đối thủ, đồng đội, khán giả,…
Quy định về các thể thức thi đấu theo luật bóng chuyền như sau:
4.1. Được 1 điểm
Phạm vi áp dụng
- Bóng chạm sân đối phương.
- Do đội đối phương phạm lỗi.
- Đội đối phương bị phạt.
Phạm lỗi
Trọng tài sẽ thổi còi phạm lỗi khi đánh bóng sai luật/phạm luật. Mức độ phạt sẽ áp dụng đúng theo quy định:
- Nếu hai hay nhiều lỗi xảy ra liên tiếp thì chỉ tính lỗi đầu tiên.
- Nếu hai đội cùng phạm hai hoặc nhiều lỗi thì xử hai đội cùng phạm lỗi. Đánh lại pha bóng đó.
Thắng một pha bóng
Tính từ lúc phát bóng cho đến khi trọng tài thổi còi bóng chết, các hoạt động thực hiện đánh bóng trong thời gian đó được định nghĩa là một pha bóng.
- Đội phát bóng thắng pha bóng đó: Đội phát bóng được một điểm và tiếp tục phát bóng.
- Đội đối phương đỡ phát bóng thắng pha bóng đó: Đội đó được một điểm và giành quyền phát bóng.
4.2. Thắng 1 hiệp
Là đội được 25 điểm trước và hơn đội kia ít nhất 2 điểm. Trường hợp hòa 24 – 24, phải đấu tiếp cho đến khi hơn nhau 2 điểm.
4.3. Thắng 1 trận
Là đội thắng 3 hiệp trước. Nếu hòa 2 – 2, hiệp quyết thắng (hiệp 5) đấu đến 15 điểm và đội thắng phải hơn ít nhất 2 điểm.
4.4. Bỏ cuộc và đội hình không đủ người đấu
Nếu một đội sau khi đã được mời đến thuyết phục vẫn từ chối không đấu, đội đó bị tuyên bố bỏ cuộc và bị thua với kết quả toàn trận 0 – 3; mỗi hiệp 0 – 25.
Nếu một đội không có mặt đúng giờ thi đấu và lý do không chính đáng, đội đó sẽ bị tuyên bố bỏ cuộc và xử lý kết quả thi đấu.
Một đội bị tuyên bố không đủ đội hình thi đấu một hiệp hoặc một trận thì bị thua hiệp đó hoặc trận đó. Đội đối phương được thêm đủ số điểm và số hiệp còn thiếu để thắng hiệp trận đó. Đội có đội hình không đủ người đấu bị giữ nguyên số điểm và kết quả các hiệp trước.
5. Trạng thái thi đấu trong luật bóng chuyền mới nhất
Bóng trong cuộc
- Từ thời điểm trọng tài thứ nhất thổi còi phát bóng ra hiệu cho người phát đánh chạm bóng đi.
Bóng ngoài cuộc
- Bóng ngoài cuộc còn được gọi là bóng chết. Khi trọng tài thổi còi bắt lỗi là bóng đã ở ngoài cuộc. Nếu có lỗi vi phạm sau tiếng còi không được tính vào lỗi.
Bóng trong sân
- Bóng chạm vào các vị trí trong sân thi đấu, bao gồm cả đường biên.
Bóng ngoài sân
- Bóng chạm hoàn toàn khỏi phạm vi sân thi đấu và đường biên.
- Chạm vào vật ngoài sân, trần thi đấu hay người bên ngoài, không thuộc các vận động viên có trong danh sách tham gia thi đấu.
- Bóng chạm angten, dây buộc lưới, cột lưới hay phần lưới ngoài băng giới hạn.
- Một phần hoặc toàn bộ quả bóng bay qua mặt phẳng đứng dọc lưới ở bên ngoài không gian bóng qua của lưới.
- Bóng bay qua không gian dưới lưới.
6. Các động tác chơi bóng trong luật bóng chuyền
6.1. Quy luật đánh bóng
Mỗi đội chỉ được 3 lần đánh bóng khi bóng trong phạm vi sân của mình lúc trả bóng, không tính việc cản phá. Nếu tiếp xúc bóng quá 3 lần, đội đó sẽ phạm quy.
6.2. Quy luật chạm bóng chuyền hơi
Người thi đấu không được phép bắt hay ném bóng chuyền khi thi đấu. Bóng có thể tiếp xúc đồng thời với bất cứ bộ phận nào trên cơ thể và di chuyển hướng linh hoạt, chỉ cần đảm bảo không ra khỏi phạm vi quy định.
Cùng một lúc, số lượng người chạm bóng có thể lên đến 2 – 3 người. Số người chạm bóng sẽ tính tương ứng với số lần đánh bóng. Sau đó chỉ có một cầu thủ được đánh bóng. Một người không có quyền được đánh bóng 2 lần liên tiếp.
Nếu cả 2 đội cùng chạm bóng trên lưới và bóng không ra ngoài diện tích sân thi đấu, đội nhận bóng được hưởng thêm 3 lần đánh bóng. Nếu bóng ra khỏi sân, đội đánh bóng bị đánh dấu là phạm lỗi.
6.3. Quy tắc giao bóng trong luật bóng chuyền
Qua trình đưa bóng chuyền vào cuộc của cầu thủ phía sau bên phải, được đặt trong vùng giao bóng. Lượt giao bóng phải tuân theo thứ tự được quy định. Lượt giao bóng lượt đầu tiên và lượt thứ 5 được quyết định bởi lượt tung. Với các set đấu còn lại, đội giao bóng hiệp trước đó sẽ nhường lại quyền giao bóng cho đội đối thủ.
6.4. Đánh bóng trên lưới
Nếu người chơi không can thiệp vào lối chơi của đối thủ trước và trong khi tấn công, người đó có thể chạm vào bóng bên ngoài lưới khi cản phá bóng chuyền. Cầu thủ cũng có quyền đánh bóng ở không gian dưới lưới và vùng tự do của đối thủ nhưng không được tác động đến lối chơi của đối phương.
Khi bóng hết trận, các đấu thủ có thể vào sân của đối phương. Các vận động viên chỉ cần không cản trở đến quá trình thi đấu thì có thể chạm vào cột lưới, dây thừng hoặc bất cứ vật nào khác.
6.5. Luật thi đấu bóng chuyền phòng thủ
Được thể hiện qua hành động chắn bóng. Quá trình các vận động viên ở gần lưới chặn bóng từ sân đối phương sang bằng cách với tay cao hơn mép trên của lưới gọi là chắn bóng.
Cầu thủ có thể đặt tay và cánh tay của mình ra ngoài lưới để chắn bóng nhưng không được phép cản trở lối chơi của đối phương. Cho đến khi đối thủ thực hiện đòn tấn công, đội còn lại không được phép chạm bóng ngoài lưới.
6.6. Quy tắc đánh bóng tấn công
Ngoại trừ phát bóng và chắn bóng, quá trình trực tiếp đưa bóng sang phạm vi sân của đối phương đều được xác định là đánh bóng tấn công. Vận động viên không được phép bật nhảy khi đánh bóng trong khu tấn công 2m. Bóng hoàn thành lượt tấn công khi hoàn toàn qua mặt phẳng đứng của lưới hoặc chạm đến phạm vi sân đối phương.
7. Một số lỗi thường gặp khi áp dụng luật thi đấu bóng chuyền
Trong quá trình thi đấu, rất khó có thể không vi phạm bất cứ một quy tắc nào quy định trong luật bóng chuyền. Tùy mức độ phạm lỗi mà theo quy định, trong tài sẽ có cơ chế áp dụng xử lý riêng. Người chơi bóng chuyền cần lưu ý và tránh một số lỗi thường gặp khi chơi bóng dưới đây:
- Đánh bóng quá 3 lần trước khi bóng chuyền cho đội đối phương.
- Người chơi bóng nhận được sự hỗ trợ hoặc can thiệp từ đồng đội hoặc một số tác nhân khác bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình chơi bóng trong phạm vi sân đấu.
- Catch: Bóng được bắt hoặc ném, không phục hồi sau cú đánh.
- Double Contact: Bóng tiếp xúc nhiều bộ phận khác nhau hoặc người chơi đánh bóng 2 lần liên tiếp.
- Giữ bóng quá lâu trong thời gian dài.
- Lỗi sai vị trí, vi phạm đường biên.
Luật bóng chuyền mới nhất mà WikiDanhGia đã tổng hợp ở bài viết trên đã giúp bạn có thêm kiến thức và đồng thời biết cách chơi bóng chuyền chính xác, tránh phạm lỗi trong quá trình thi đấu. Bên cạnh đó, luyện chơi bóng chuyền như một môn thể thao cũng có tác động rất tốt tới sức khỏe, cải thiện chiều cao, cân nặng và sức đề kháng. Hãy chăm chỉ luyện tập mỗi ngày để có thân hình và thể trạng tốt hơn nhé!
Nguồn tham khảo: https://wikisport.vn/
Bài viết liên quan
TOP 5 máy tập toàn thân đáng mua nhất & Địa chỉ mua hàng uy tín
Bạn đang muốn tìm một chiếc máy tập toàn thân nhưng chưa biết lựa chọn...
Th7
TOP 5 mẫu máy chạy bộ cho phòng Gym bền nhất
Khi chọn mua máy chạy bộ cho phòng gym thì các chủ đầu tư nên...
Th7
Dịch vụ Gym Việt Nam công ty đứng đầu về cung cấp dịch vụ bảo trì phòng Gym
Dịch vụ Gym Việt Nam là công ty chuyên cung cấp dịch vụ sửa máy...
Th12